Từ 7/2/2023, Đèo Prenn Đà Lạt sẽ đóng để thi công mở rộng
Đèo Prenn có chiều dài 11 km, thuộc địa phận phường 3, chân đèo cách trung tâm Đà Lạt khoảng 12 km.
1. Tên gọi con đèo Prenn Đà Lạt cửa ngỏ thành phố
Đèo Prenn là một đèo núi trên quốc lộ 20 ở cửa ngõ phía nam thành phố Đà Lạt tỉnh Lâm Đồng, Việt Nam. Đường đèo Prenn dài 10,5km, lộ giới: 27m, từ đường Đống Đa đến cầu Prenn và ở trong địa phận phường III. Đường đèo Prenn do nhà thầu Gross xây dựng từ tháng 2/1943. Đường có 79 đoạn cong (18 đoạn cong có bán kính 40m, các đoạn cong khác có bán kính 50 – 1.000m), độ nghiêng tối đa 3 -7%. Đường chạy ngang qua khu rừng thông ba lá và rừng nguyên sinh.
Tên gọi “Prenn” bắt nguồn từ tiếng Chăm nghĩa là xâm chiếm. Từ này phát sinh do đèo Prenn uốn lượn qua một thác rất đẹp mang tên thác Prenn.
1.1. Dự Án mở rộng gấp đôi đèo Prenn Đà Lạt
Quy mô nền đường đèo Prenn Đà Lạt sau khi nâng cấp sẽ rộng gấp đôi hiện tại với 4 làn xe ô tô; các vịnh đỗ xe sẽ tiêu tốn tổng kinh phí khoảng 400 tỷ đồng từ ngân sách tỉnh. Bên cạnh đó sẽ phải cưa hạ nhiều cây thông dọc tuyến đèo đẹp nhất Đà Lạt.
UBND tỉnh Lâm Đồng vừa giao Sở GTVT chủ trì, phối hợp với Sở KH&ĐT, các địa phương, đơn vị liên quan triển khai lập, hoàn thiện hồ sơ, thủ tục để đầu tư nâng cấp, mở rộng đèo Prenn;
1.2. Một đoạn đường đèo Prenn Đà Lạt
Trước đó, ngày 29/10, Ban ᴄáɴ sự Đảng UBND tỉnh đã báo cáo, xin ý kiến Thường trực Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy về vấn đề này. Theo đó, tuyến đường đèo Prenn dài 7,4km, bề rộng nền đường 7-7,5m (mặt đường rộng 6m) là cửa ngõ giao thông huyết mạch ra vào TP Đà Lạt.
Tuyến đường chạy trên khu vực địa hình đồi núi cao nên đoạn tuyến khá quanh co với nhiều đường cong nguy hiểm, ảnh hưởng đến tầm nhìn của người tham gia giao thông, làm giảm khả năng lưu thông của phương tiện, gây mất an toàn. Đồng thời, trên tuyến có nhiều điểm du lịch nên vào các dịp lễ, tết, ngày nghỉ cuối tuần…, lưu lượng giao thông trên tuyến rất lớn và thường xuyên xảy ra ùn tắc.
Cũng theo Ban ᴄáɴ sự Đảng UBND tỉnh, việc đầu tư nâng cấp, mở rộng đường đèo Prenn là hết sức cấp thiết để tạo bước đột phá trong phát triển kinh tế – xã hội, văn hóa, du lịch ở Đà Lạt.
Việc mở rộng đèo Prenn sẽ giải quyết tình trạng ùn tắc, tăng cường an toàn giao thông trên tuyến, tạo thành trục giao thông đối ngoại quan trọng, kết nối liên vùng giữa sân bay Liên Khương với các tuyến đường ở trung tâm TP Đà Lạt.
Sân bay Liên Khương
Dự kiến, quy mô nền đường rộng 15m, mặt đường rộng 14m với 4 làn xe ô tô, kết hợp bố trí các vịnh đỗ xe với tổng mức đầu tư sơ bộ và cơ cấu nguồn vốn khoảng 400 tỷ đồng từ ngân sách tỉnh giai đoạn 2021 – 2025.
>>>Tham khảo Toplist homestay Đà Lạt đẹp nhất
Nhiều người dân địa phương cho rằng Prenn là tuyến đèo đẹp nhất Đà Lạt với những khúc cua uốn lượn cùng rừng thông điệp trùng, xanh ngắt hai bên đường. Nhiều lúc mây trắng và sương mù là đà, giăng mắc trên ngọn thông tạo cảnh quan thơ mộng. Nếu mở rộng đèo Prenn với quy mô lớn sẽ phải cưa hạ quá nhiều cây thông gây ảnh hưởng đến cảnh quan, môi trường…
Theo kiến trúc sư (KTS) Nguyễn Hồ (Hội KTS TPHCM), tăng đầu tư công để phát triển kinh tế, du lịch là việc cần làm, tuy nhiên tỉnh Lâm Đồng cần cân nhắc thận trọng khi đầu tư vào dự áɴ mở rộng đèo Prenn.
Hiện từ chân đèo Prenn Đà Lạt có tới 3 con đường (đèo Prenn, đèo mimosa và đường Tuyền Lâm). Trong đó, đèo Mimosa không hiểm trở như Prenn, còn đường Tuyền Lâm mới mở chưa lâu, lưu lượng xe cộ ít. Nếu thực hiện phân luồng, điều hòa hợp lý, phát huy hết công suất 3 mạch giao thông kể trên thì chắc chắn giao thông không bị tắc nghẽn trong thời gian trung hạn sắp tới.
Cũng theo KTS Nguyễn Hồ, Lâm Đồng nên thận trọng cân nhắc thiệt hơn bởi việc mở rộng đèo Prenn sẽ tác động đến môi trường, cảnh quan. Nên chăng đầu tư nguồn vốn nói trên vào các công trình điện, đường, trường, trạm cho vùng sâu vùng xa.
vậy sao ko cho xe lưu thông bớt bên đèo sacom và mimosa