Review tất tần tật về hồng giòn Đà Lạt

Hương vị hồng giòn và hồng treo gió Đà Lạt ngon tuyệt gợi nhớ mùa thu về

hồng giòn Đà Lạt full review 2021 - 10
Mùa hồng giòn Đà Lạt bắt đầu từ tháng 9 – 12 hàng năm

Trái hồng Đà Lạt nổi tiếng thơm ngọt và rất đa dạng như: hồng giòn, hồng treo, hồng khô… cây Hồng tên khoa học là Diospyros kaki L., họ Thị (Ebénaceae), cây cao từ 3 đến 7-8 mét, cây rụng lá hàng năm và ra lộc vào tháng 2-3. Trái chín vào tháng 8-12; trái có màu vàng, đỏ rực rỡ trông rất đẹp mắt.

  1. Trái hồng giòn Đà Lạt có từ bao giờ?

1.1. Xuất xứ của cây hồng Đà Lạt

hồng giòn Đà Lạt full review 2021 - 07

Cây Hồng tại Đà Lạt thuộc loại cây ăn trái ôn đới Á Đông hay cận nhiệt đới, những vùng cao nguyên có khí hậu mát mẻ quanh năm thích hợp cho cây hồng.

Các giống Hồng có xuất xứ từ Nhật Bản và được coi là một loại đặc sản của xứ sở Phù Tang. Hồng được ghi nhận có mặt trên đĩa trái cây ngày Tết tại Trung Quốc và Nhật từ hơn 1000 năm qua, xuất hiện tại châu Âu từ đầu thế kỷ thứ 19. Cây hồng có thể cao hơn 15 m và sống từ 100-150 năm.

Có nhiều người không ưa vị chát đặc trưng của hồng cho đến khi người châu Á tuyển chọn, lai tạo và xuất khẩu được loại hồng hoàn toàn mới có vị ngọt và thơm ngon. Hiện nay hồng được ươm trồng trên khắp Thế giới và có thể lên đến hơn 2000 loại.

1.2. Cây hồng giòn Đà Lạt có từ khi nào

hồng giòn Đà Lạt full review 2021 - 06

Cây hồng du nhập đến Đà Lạt vào nhiều thời kỳ, nhiều cách… Vào khoảng năm 1889, khi người Pháp lập thử vườn trồng tỉa tại Dankia. Vào năm 1933, khi Đà Lạt có đường xe lửa, xe ô tô, người Pháp và Việt đưa cây hồng đến trồng rải rác ở các nhà vườn… Từ năm 1956 – 1975, cây hồng được đưa giống từ Nhật Bản, Nam Triều Tiên, Hạ Uy Di vào trồng thực nghiệm ở vườn hoa, đèo Prenn…

Từ đó đến năm 1991, cây hồng đã phát triển, gần 80 – 90% gia đình vườn nào cũng có trồng hồng từ 1 vài cây đến hàng trăm cây.

hồng giòn Đà Lạt full review 2021 - 05

Cây hồng Đà Lạt hiện nay gắn liền với đời sống dân cư như cây rau, cây hoa, nó thích hợp với kinh tế vườn. Đến mùa thu hoạch trái hồng, sinh hoạt mua bán diễn ra nhộn nhịp, đã có một số gia đình giàu lên nhanh chóng nhờ vào cây hồng.

2. Hồng giòn Đà Lạt 

2.1. Hồng giòn Đà Lạt có mấy loại

Giống hồng nói chung có 190 loại. Và người Đà Lạt gọi tên trái hồng theo dạng trái hoặc địa danh như như Hồng vuông, Hồng chén, Hồng trứng, Hồng Tàu, Hồng Nhật…Trong trái hồng còn xanh có chất tanin nên rất chát, khi chín vị rất ngọt, tùy loại giống và chất đất mà mỗi trái hồng chứa chừng 13 – 15% đường glucoza, saccaroza và fructoza; khoảng 115 – 160 % protein. Riêng hồng giòn Đà Lạt chia làm hai nhóm:

– Nhóm 1: Hồng ngọt, hái ăn liền hay còn gọi là hồng Fuji.

Trái hồng Fuji có vị ngọt thanh nhẹ

– Nhóm 2: Hồng chát, phải để chín mềm hoặc bỏ túi ủ cho hết chát mới dùng được. Giống này có nhiều dòng nhưng ngon nhất phải kể là Hồng chín Nên, hồng trứng. 

hồng giòn Đà Lạt full review 2021 - 03
Những dòng này ủ 7-10 ngày là ăn được và vị rất ngon và giòn.

2.2. Các địa chỉ mua hồng giòn Đà Lạt uy tín

hồng giòn Đà Lạt full review 2021 - 02

  • Mrs Hạnh  (0916.620.762) – Chị Hòa (0912.747.377)

2.3. Các lưu ý khi đặt mua hồng đóng đi xa

+ Hồng giòn phải được đóng túi có lót, bọc giấy báo hút ẩm, miệng cột chặt tránh bị bung, rách sẽ ảnh hường chất lượng.
+ Các túi hồng phải được đóng trong thùng giấy, có lót chống va dập, bọc kín.
+ Thường mua hồng phải chuyển khoản trước cho bên đóng hồng chứ đây là dòng trái cây không để lưu kho quá lâu. Người buôn bán rất sợ bị bỏ bom hàng.

2.3. Công dụng khác của trái hồng giòn Đà Lạt

hồng giòn Đà Lạt full review 2021

Trái ngon là trái chín mùi, không còn vị chát nữa. Khác với những loại trái cây khác, khi hồng có vẻ bề ngoài trông không “ngon mắt”, màu tái, gần như mềm, vỏ trong suốt và thịt bên trong nhão…, thì đó lại là thời điểm hồng ngon nhất (nhưng cũng rất dễ hư nếu để lâu, cần ăn ngay).

Hồng được dùng trong điều trị cao huyết áp và xoa dịu cơn đau bụng nhẹ. Để phòng chống các bệnh cảm cúm trong mùa lạnh người ta dùng sinh tố trái hồng và kiwi làm thức uống hàng ngày.

Hồng còn dùng làm thuốc nhuộm, thuốc chữa bệnh đau cổ, ho, cao huyết áp.Người ta còn chế biến thành hồng khô là một loại thực phẩm có giá trị cao dễ tiêu thụ cho mọi đối tượng.

2.4. Địa chỉ các vườn hồng tuyệt đẹp bạn có thể ghé qua

  • Đi theo tuyến Đà Lạt – Xuân Thọ – Cầu Đất – D’ran – Đơn Dương bạn tha hồ tham quan chụp hình các vườn học tuyệt đẹp dọc 2 bên đường.
  • Vườn hồng chân đèo Mimosa – đi dọc từ đèo Prenn về Hồ Tuyền Lâm Đà Lạt

3. Nhận diện hồng giòn Đà Lạt: Đừng nhầm với hồng Trung Quốc

3.1. Vì sao hồng Trung Quốc dễ dàng lừa được người tiêu dùng

Ngày nay, chợ Đà Lạt hay nhiều địa phương đang bán rất nhiều hồng Trung Quốc do đang vào mùa vụ. Người tiêu dùng nên nhận diện chính xác loại hồng này, tránh nhầm lẫn với hồng Đà Lạt.
Vào màu hồng, việc hồng Trung Quốc và Đà Lạt về chợ rất nhiều. Tuy nhiên, loại hồng trái dẹt của Trung Quốc dễ bán hơn hẳn vì mẫu mã đẹp, độ đồng đều cao lại không chát.
Trong khi đó, hồng giòn Đà Lạt chỉ để 3-5 ngày là chín mềm nên bảo quản khó. Mỗi kg hồng giòn Đà Lạt hiện có giá 25.000 đồng, còn của Trung Quốc đắt hơn 5.000 đồng. “Thế nhưng, khách mua hồng Trung Quốc nhiều hơn vì chúng ăn ngọt, giòn, lại không bị mềm”, chị Hạnh nói và cho biết thường lấy hàng theo tỷ lệ 60/40 (tức hồng Trung Quốc 60%, còn lại là trong nước).
Hồng Trung Quốc đều có vỏ màu đỏ sẫm, bóng, màu sắc đẹp, băt mắt và to hơn hẳn so với hàng trong nước. Loại hồng này ngọt nhưng không thơm, hơi khô và không mọng nước. Còn hồng trứng Đà Lạt chính gốc phải có màu vàng cam, ăn vào có vị ngọt béo, ăn rất dẻo và thơm.
3.2. Cách nhận diện hồng giòn Đà Lạt với hồng Trung Quốc khác nhau thế nào 
Về hình dạng, nếu như quả hồng Việt Nam có hình dạng tròn, dẹt trơn giống trứng gà, phần cuống có nhiều đốm đen, không có rãnh và vỏ có màu nhạt, có vết thâm, không đều màu, bóc ra thấy phần ruột gần núm hơi bị cứng, thì quả hồng Trung Quốc lại tròn đều, to dẹt hơi vuông, có khía, màu đỏ sẫm bắt mắt trông rất hấp dẫnVỏ hồng Trung Quốc có vỏ bóng, đẹp, có màu đỏ cam tươi, màu đậm và trên vỏ thường không có vết xước.
Ngoài ra, hồng Trung Quốc đều có kích thước đều nhau nhưng to hơn hồng Đà Lạt.Hồng Đà Lạt chỉ cần 1-2 ngày là bắt đầu chín mềm, nếu ăn không kịp sẽ bị hư rất nhanh. Còn hồng Trung Quốc mua về cả tuần vẫn không bị hư, thậm chí để rất lâu vẫn không chín.
3.3. Đặc điểm dễ nhận biết của hồng giòn Đà Lạt bạn nên lưu ý
Hiện nay, trên thị trường, hồng Đà Lạt được chia thành 3 loại chủ yếu là : hồng giòn, hồng trứng và hồng dẻo. Thông thường, các loại hồng đều được ngâm qua nước sạch hay nước vôi để bớt chát và nhanh chín hơn. Hồng chín sẽ được ủ khí nên dù quả chín đều, màu đẹp nhưng vị sẽ không thơm, nhạt và chát hơn những trái chín cây. Loại hồng trứng Đà Lạt thì ngược lại.
Qua ủ, hồng sẽ chín ngọt, dẻo, thơm. Qua ngâm nước hoặc nước vôi, hồng sẽ giòn, ngọt, không bị chát. Hồng này mua về nên ăn ngay. Nếu muốn để qua ngày thì nên cất vào tủ lạnh để hồng không bị nhũn. Còn hồng xanh để lâu sẽ bị mềm, mất độ giòn, ăn không ngon.
Hồng giòn (hay còn gọi là hồng xanh) thường có hình dáng tròn, màu xanh nhưng hơi ngả vàng, màu sắc không đều, không bóng. Ăn vào giòn, ngọt và hơi chát.

Xem thêm:
+ Top 9 tour Đà Lạt 1 ngày giá rẻ được yêu thích nhất 2024
+ Thông tin festival hoa 2024
+ Follow fanpage Đà Lạt – Thành phố ngàn hoa

1 thoughts on “Hồng giòn Đà Lạt – Mùa hồng chín rộ khi thu về

  1. Pingback: Top 15 món ngon Đà Lạt | Review các món ăn đặc sản Đà Lạt

Comments are closed.