Review chi tiết về Thiền Viện Trúc Lâm Đà Lạt [update 2023]

Thiền viện Trúc Lâm Đà Lạt – Chốn bình yên đốn tim người lữ khách!

Review chi tiết về Thiền Viện Trúc Lâm Đà Lạt

4.9/5 - (19 bình chọn)

Thiền viện Trúc Lâm là dòng thiền tông thuần Việt do vua Trần Nhân Tông sáng lập từ thế kỷ 12 và tồn tại cho đến ngày nay. Thiền viện Trúc Lâm Đà Lạt cũng là 1 trong 4 thiền viện lớn nhất VIệt Nam của dòng phật giáo này.

  1. Đường đi Thiền Viện Trúc Lâm

Review chi tiết về Thiền Viện Trúc Lâm Đà Lạt

Từ trung tâm thành phố có 2 đường để đi đến  địa chỉ Thiền viện Trúc Lâm Đà Lạt:

  • Đi đường Trần Quốc Toản – Hồ Tùng Mậu – Đường 3/4 – Đèo Prenn – Ngã 3 tượng phật cô đơn rẽ phải vô hồ Tuyền Lâm lên dốc Thiền viện.
  • Đi đường Nguyễn Chí Thanh – Bà Triệu – Lê Hồng Phong – Triệu Việt Vương – Thiền viện

>>> Tham khảo Top tour Đà Lạt 1 ngày 2023

1.1. Cáp treo Thiền viện Trúc Lâm Đà Lạt

Review chi tiết về Thiền Viện Trúc Lâm Đà Lạt

Hiện từ đồi Robin ngay cửa ngỏ thành phố có đường cáp treo dài hơn 1 km kéo dài tới cổng thiền viện. Giá vé 1 chiều là 100.000 đồng/khách (2 chiều) và 70.000 đồng/ khách (1 chiều)

2. Thiền viện Trúc Lâm ở đâu

Review chi tiết về Thiền Viện Trúc Lâm Đà Lạt

Thiền viện cách trung tâm thành phố Đà Lạt 5km, nằm trên núi Phụng Hoàng, phía trên Hồ Tuyền Lâm. Đây không chỉ là thiền viện lớn nhất Lâm Đồng, mà còn là điểm tham quan và chiêm bái của rất nhiều du khách trong và ngoài nước. Nơi này còn được báo Sài Gòn Tiếp Thị trao giải “Điểm du lịch được hài lòng nhất” nhiều năm liền.

2.1. Lịch sử hình thành 

Review chi tiết về Thiền Viện Trúc Lâm Đà Lạt

Thiền Viện Trúc Lâm là thiền viện thuộc thiền phái Trúc Lâm Yên Tử. Thiền viện bắt đầu được xây dựng vào năm 1993, đến năm 1994 thì hoàn thành, bản thiết kế do kiến trúc sư Vũ Xuân Hùng và Trần Đức Lộc vẽ và có sự tham gia thiết kế của kiến trúc sư nổi tiếng Ngô Viết Thụ (người thiết kế Dinh Độc Lập – nay là Dinh Thống Nhất, thành phố Hồ Chí Minh) trên ý tưởng thiết kế và quy hoạch của HT Thiền sư Thích Thanh Từ.

2.2. Sự tích thầy Thích Thanh Từ chọn địa điểm xây Thiền Viện Trúc Lâm

Vào một đêm những năm 1986 khi đang say mình trong giấc ngủ ngài Thích Thanh Từ nằm mộng thấy mình đang ôm cổ Phụng Hoàng bay vút lên. Tỉnh giấc sau khi chiêm nghiệm ngài liền nghĩ tới Đà Lạt với khí hậu mát mẻ quanh năm, phong cảnh tuyệt đẹp, núi hồ thanh vắng nếu có một thiền viện cho chúng tăng tu đạo sẽ sớm thành chính quả.

Review chi tiết về Thiền Viện Trúc Lâm Đà Lạt

Chính vì thế ngài đã phác họa toàn cảnh thiền viện và đi tìm địa điểm thích hợp để xây cất. Khi tới khu vực Hồ Tuyền Lâm ngài rất hài lòng chúng Phật tử vì vậy liền thuận theo ý ngài tiến hành các thủ tục xin cấp đất.

3. Bố cục và hình ảnh Thiền viện Trúc Lâm Đà Lạt

Thiền viện được chia ra làm 4 khu vực: khu vực ngoại viện, khu tịnh thất hòa thượng, hòa thượng viện trưởng, khu nội viện tăng và khu nội viện ni. Thiền viện do Hòa thượng Thích Thanh Từ thành lập. Đây chính nơi mà hòa thượng Thích Thanh Từ hiện nay cư ngụ chính và thường xuyên đi giáo hóa và tu hành. Trụ trì hiện nay là Thượng tọa Thích Thông Phương. Ngài là một trong những cao đệ của Hòa thượng Viện trưởng Thích Thanh Từ.

3.1. Chính điện

Review chi tiết về Thiền Viện Trúc Lâm Đà Lạt

Chính điện có diện tích 192m2, bên trong thờ tự đơn giản, nhưng mang đầy ý nghĩa của nhà Phật. Giữa điện thờ tượng Phật Thích Ca cao khoảng 2m, tay phải cầm cành hoa sen đưa lên gọi là bức tượng “Phật Thích Ca Niêm Hoa Vi Tiếu” (vì miêu tả theo điển tích “Niêm Hoa Vi Tiếu”). Bên phải đức phật là Bồ Tát Văn Thù cưỡi sư tử. Bên trái là Bồ Tát Phổ Hiền cưỡi voi trắng 6 ngà.

Review chi tiết về Thiền Viện Trúc Lâm Đà Lạt

Chung quanh phía trên chính điện là các bức phù điêu chạm khắc 8 tướng thị hiện của đức phật và các bao lam, án thờ bằng gỗ được chạm khắc rất công phu. Hành lang phía trước chính điện là hàng cột gồm bốn cột tròn giả gỗ. Trần được lợp bằng ngói tráng men sáng loáng, mái ngói uốn nhẹ toát lên nét khiêm cung của người Việt, nét thanh thoát của nhà thiền.

Phía bên phải của chính điện là lầu chuông được chạm khắc phù điêu mang ý nghĩa sâu sắc của Phật giáo rất tinh xảo và đẹp mắt. Bên trong là quả đại hồng chung nặng khoảng 1,1 tấn, trên mình khắc chạm những bài kệ có ý nghĩa thanh thoát mang đầy đạo lý.

3.2. Gác trống

Từ trên chính điện nhìn xuống là hồ Tuyền Lâm, phong cảnh ở đây rất đẹp, hồ nước trong xanh in bóng rặng thông bên đồi Thanh Lương. Bên dưới lưng chừng đồi, gần hồ Tĩnh Tâm là nhà khách 2 tầng nằm gọn trên một ngọn đồi có khu vườn xanh mát. Đây là nơi những phụ nữ đến xin tập tu ngắn hạn tại thiền viện. Phía trước nhà là rừng trúc xanh tươi. Đứng trước sân nhà có thể thấy đỉnh núi voi phục soi bóng xuống hồ Tuyền Lâm hùng vĩ.

3.3. Lầu chuông

Review chi tiết về Thiền Viện Trúc Lâm Đà Lạt

Những lúc đông nhất, thiền viện có hàng ngàn tăng ni, phật tử đến theo học về thiền. Đây là một thiền viện nghiên cứu và thực hành về Thiền tông lớn nhất ở Việt Nam hiện nay với chủ trương khôi phục Thiền tông Việt Nam (có từ đời nhà Trần). Mỗi ngày, các tu sĩ ngồi thiền 3 thời trong ngày, mỗi thời 2 giờ đồng hồ và thời đầu tiên là từ lúc 3 giờ sáng. Chia làm 2 khu chính trong các hoạt động thiền.

3.4. Nội viện tăng

Khu này nằm trong khu chính tham quan, du khách có thể tham quan, tuy nhiên, giờ thiền du khách không được phép vào.

3.5. Nội viện ni

Nội viện ni nằm tách biệt với bên ngoài, đây là khu dành cho nữ tu, nên du khách không thể tham quan khu vực này.

3.6. Nhà Tổ (Tổ Đường)

Review chi tiết về Thiền Viện Trúc Lâm Đà Lạt

Nằm phía sau chánh điện, ở đây thờ tượng tổ sư Bồ Đề Đạt Ma bằng đá trắng khá, tượng tam tổ Trúc Lâm là sơ tổ Trúc Lâm Đại Đầu Đà Trần Nhân Tông, nhị tổ Pháp Loa và tam tổ Huyền Quang. Khu vực này du khách có thể tham quan.

3.7. Phòng tiếp khách

Phòng này dành tiếp khách từ phương xa nên khá rộng lớn và trang trọng.

3.8. Phòng phát hành kinh sách và hình ảnh lưu niệm

Các vật lưu niệm khi Hòa thượng thượng Thanh hạ Từ đi giáo hóa các nơi trong nước và quốc tế.

3.9. Phòng phát hành kinh sách với các tác phẩm do chính người viết nên và các ấn phẩm Phật giáo khác.

3.10. Vườn hoa thiền viện Trúc Lâm Đà Lạt

Review chi tiết về Thiền Viện Trúc Lâm Đà Lạt

Có thể nói vườn hoa của thiền viện là một trong những điểm du khách không thể bỏ qua. Đây cũng là vườn hoa hiếm hoi sưu tập nhiều loại hoa lạ. Các giống hoa được các tăng ni ươm trồng và có hẳn một vườn ươm và cấy ghép. Các giống hoa được hòa thượng mang từ khắp nơi trên thế giới về ươm trồng. Nổi tiếng nhất là giống: sim tím, bông gòn Úc, phù dung…

Các địa điểm cùng tuyến đường

  • Thác Datanla
  • Hồ Tuyền Lâm
  • Đồi Robin – Cáp treo
  • Đường Đất Sét

4. Xin ở lại Thiền Viện Trúc Lâm Đà Lạt

Review chi tiết về Thiền Viện Trúc Lâm Đà Lạt

  Khách hành hương, tham quan và khách ở lại. Khách ở lại có ngắn hạn và dài hạn. Tất cả khách đều giữ nghiêm trang lịch sự, khi đến Thiền Viện. Thiền Viện chia làm hai phần, Nội Viện và Ngoại viện.

4.1. Khách hành hương và khách tham quan

Khách hành huơng, tham quan chỉ ở phần ngoại Viện. Trừ khi khách muốn nghiên cứu về đường lối tu hành của Thiền Viện, phải nhờ thầy Tri Khách xin phép, sau đó mới được dẫn vào.

4.2. Khách ở lại Thiền Viện Trúc Lâm Đà Lạt ngắn hạn

Nếu khách đến thăm thân nhân, hoặc đến nghiên cứu, chỉ được ở lại không quá 7 ngày.

4.3. Khách ở lại dài hạn

Review chi tiết về Thiền Viện Trúc Lâm Đà Lạt

Một là khách ở lại thực tập tu dài hạn tại nhà Khách. Hai là khách ở lại xin nhập thất. Hai hạn khách nầy được ở lại Thiền Viện không quá ba tháng. Trừ trường hợp tu hành khá đắc lực, muốn xin thêm thời gian cho được mỹ mãn, phải xin Hòa Thượng Viện Trưởng quyết định sau.

Mọi nhu cầu ăn nghỉ đều do Tăng, Ni trong Thiên Viện cung cấp, cần phải hoàn lại chi phí trong thời gian ở, tùy theo khả năng. Nếu có trường hợp đặc biệt do Hòa Thượng Viện Trưởng quyết định.

4.4. Khách Ni và Phật tử nữ

Tuyệt đối không được ở lại đêm nhà Khách Tăng.

5. Thời khóa tại Thiền viện Trúc Lâm Đà Lạt

Review chi tiết về Thiền Viện Trúc Lâm Đà Lạt

5.1. Hằng ngày

               Sáng

      3g30 : Ba hồi chuông thức, hô chuông tọa thiền

      5g30 : Một hồi chuông xả thiền.

      6g15 : Ba tiếng bảng tiểu thực.

      7g30 : Ba tiếng kiểng công tác.

               Trưa

      11g00: Một hồi kiểng xả công tác.

      12g00: Ba tiếng bảng thọ trai.

      13g 00: Ba tiếng chuông nghỉ.

      14g 00: Một hồi ba tiếng chuông thức.

      14g30: Ba tiếng chuông tọa thiền.

                Chiều

      16g30  : Một hồi chuông xả thiền.

      17g00  : Ba tiếng bảng tiểu thực.

                Tối

      18g00: Ba tiếng chuông sám hối.

      19g30: Ba tiếng và hô chuông tọa thiền.

     21g30: Một hồi chuông xả thiền.

      22g00: Ba tiếng chuông nghỉ.

5.2. Mỗi tháng

a/   Thỉnh nguyện: ngày 14 – 29 : 2g30 chiều.

b/   Tham vấn: ngày 14 – 29 : 8g sáng.

 v

 

2 thoughts on “Thiền Viện Trúc Lâm Đà Lạt | Review tất tần tật đường đi và thuyết minh

  1. Pingback: Khám phá 5 ngôi chùa Đà Lạt đẹp nhất từ xưa tới nay

  2. Pingback: Đi du lịch Đà Lạt tháng 7 thời tiết thế nào, đi đâu đẹp

Comments are closed.