Nam Phương Hoàng Hậu viết lá thư đánh ghen 66 chữ gửi người tình của vua Bảo Đại
Nam Phương Hoàng Hậu là vị hoàng hậu cuối cùng của triều Nguyễn, cũng là vị hoàng hậu cuối cùng của Việt Nam. Trong thời kì con gái không được coi trọng trong chuyện học hành thì bà được gia đình cho sang Pháp du học từ bé và tốt nghiệp một trong những trường nữ sinh nổi tiếng nhất nước Pháp lúc bấy giờ. Bà còn từng 3 lần đạt được danh hiệu người phụ nữ đẹp nhất Dông Dương.
Tài sắc vẹn toàn nhưng cuộc đời của Nam Phương Hoàng Hậu lại xảy ra rất nhiều chuyện cùng thời kì biến cố to lớn trong lịch sử Việt Nam.
Không chỉ cuộc sống bình thường, đời sống tinh thần của Nam Phương Hoàng Hậu cũng sảy ra rất nhiều bất trắc, cho tới cuối đời Nam Phương Hoàng Hậu mất khi không có người thân nào bên cạnh, lễ tang của bà còn không có sự xuất hiện của người chồng là vua Bảo Đại
1. Khái quát cuộc đời Nam Phương Hoàng Hậu
1.1. Xuất Thân của Nam Phương Hoàng Hậu
Nam Phương 4 tháng 12 năm 1914 – 16 tháng 9 năm 1963. Nam Phương Hoàng hậu nhũ danh là Jeanne Mariette Nguyễn Hữu Thị Lan sinh ra tại Gò Công (nay thuộc thị xã Gò Công, tỉnh Tiền Giang) trong một gia đình Công giáo giàu có, là con gái của ông Pierre Nguyễn Hữu Hào và bà Marie Lê Thị Bính, nguồn khác ghi tên bà là Lê Thị Bình. Ông ngoại là đại phú hộ Lê Phát Đạt, tục gọi là Huyện Sỹ.
Người ta nói rằng thời ấy tài sản của ông Nguyễn Hữu Hào có thể mưa đứt kinh thành Huế. Đủ để thấy được sự giàu có của cụ thân sinh Nam Phương Hoàng Hậu có khối tài sản lớn đến như thế nào.
Vợ chồng ông Hào chỉ có hai con gái. Con gái lớn là Marie-Agnès Nguyễn Hữu Hào sinh năm 1903; con gái thứ hai là Jeanne Mariette Nguyễn Hữu Hào, nhưng sau này ghi trong giấy khai sinh quốc tịch Việt Nam là Nguyễn Hữu Thị Lan, còn tên theo Pháp tịch phải ghi thêm là Jeanne Mariette Thérèse.
1.2. Khái quát về cuộc đời của Nam Phương Hoàng Hậu
Năm 12 tuổi, Marie-Thérèse Nguyễn Hữu Thị Lan được gửi sang Paris, Pháp theo học trường Couvent des Oiseaux, Paris trên đường rue de Ponthieu, sau đó chuyển đến trường nội trú được điều hành bởi Dòng Đức Bà theo luật Thánh Augustin tại xã Verneuil-sur-Seine, tỉnh Yvelines
Tháng 9 năm 1932, sau khi hoàn thành tú tài Pháp, Nguyễn Hữu Thị Lan về nước trên con tàu D’Artagnan của hãng Messagerie Maritime
Cuối năm 1932 trong một buổi dạ tiệc tại khách sạn La Palace Đà Lạt tại Đà Lạt do Toàn quyền Đông Dương, vợ chồng cựu Khâm sứ Trung kỳ Jean François Eugène Charles và viên Đốc lý thành phố sắp đặt, Nguyễn Hữu Thị Lan và vua Bảo Đại đã gặp nhau lần đầu và hai người từ đó đã qua lại và nảy sinh tình cảm
Ngày 20 tháng 3 năm 1934 Nguyễn Hữa Thị Lan và vua Bảo Đại thực hiện lễ thành hôn tại Huế. Bà được xắc phong Hoàng Hậu ngay tại ngày cưới.
Thời ấy triều đình nhà nguyễn có “tứ bất lập” từ thời vua Minh Mạn đó là : Bất phong hoàng hậu, bất lập vương tước, bất thiết tể tướng, bất cử trạng nguyên. Việc Nguyễn Hữu Thị Lan được phong hoàng hậu là một điều hiếm hoi trong triều đình nhà Nguyễn lúc bấy giờ
Khi vua Bảo Đại hỏi cưới, bà đã đưa ra các điều kiện nếu vua Bảo Đại chấp thuận thì bà mới đồng ý:
- Nguyễn Hữu Thị Lan phải được tấn phong Chánh cung Hoàng hậu ngay trong ngày cưới.
- Được giữ nguyên đạo Công giáo, và các con khi sinh ra phải được rửa tội theo giáo luật Công giáo và giữ đạo.
- Riêng Bảo Đại thì vẫn giữ đạo cũ là Phật giáo.
- Phải được Tòa Thánh cho phép đặc biệt hai người lấy nhau và giữ hai tôn giáo khác nhau.
Nam Phương Hoàng Hậu còn yêu cầu vua Bảo Đại xóa bỏ tam cung lục viện, sống chung thủy một vợ một chồng.
Việc vua Bảo Đại quyết định cưới Nguyễn Hữu Thị Lan một người theo đạo công giáo và theo văn hóa phương Tây đã nhận được sự phản đối kịch liệt của các quan chức và hoàng gia,vì thời bấy giờ Hoàng gia và triều đình nhà Nguyễn rất sùng Phật giáo hầu hết các lễ tiết trong triều đình đều mang hình bóng và nghi thức của đạo Phật.
Nhận được sự phải đối gay gắt từ Hoàng gia, trước mặt mọi người vua Bảo Đại đã nói rằng:” Trẫm cưới vợ cho trẫm đâu phải cưới cho cụ Tôn Thất Hân và triều đình.” Khi đó cụ Tôn Thất Hân giữ chức quan phụ chính thân thần.
Hai năm sau ngày cưới, đêm ngày 4 tháng 1 năm 1936, người dân Huế nghe những tiếng súng bắn mừng báo tin Nam Phương hoàng hậu đã hạ sinh, và lờ mờ sáng lại một lần nữa 7 tiếng súng thần công làm lay động cả Hoàng Thành, báo hiệu Hoàng hậu đã sinh một Hoàng tử. Người đó chính là Đông cung Thái tử Nguyễn Phúc Bảo Long.
Gần 9 năm sau Nam Phương Hoàng Hậu hạ sinh cho vua Bảo Đại thêm 4 người con lần lượt là:
- Hoàng nữ Phương Mai, sinh ngày 1 tháng 8 năm 1937.
- Hoàng nữ Phương Liên, sinh ngày 2 tháng 11 năm 1938.
- Hoàng nữ Phương Dung, sinh ngày 5 tháng 2 năm 1942.
- Nguyễn Phúc Bảo Thắng, sinh ngày 9 tháng 12 năm 1943, Nhị hoàng tử.
Ngày 31 tháng 8 năm 1945 vua Bảo Đại thoái vị, đức Từ Cung và Nam Phương Hoàng Hậu cùng các con dọn đồ đạc về An Cư cung An Định là nơi nghỉ dưỡng của Hoàng gia để sinh sống.
Hoàng hậu Nam Phương cũng là người tiêu biểu trong các bà mệnh phụ, bà chủ tọa “Tuần lễ Vàng” do Việt Minh phát động tại Huế. Hôm ấy, ngày 17 tháng 9 1945, bà là người đầu tiên đến bên một cái bàn trải khăn đỏ rồi từ từ tháo hết số hàng trang sức bằng vàng đang mang trên người. Sau đó bà được gắn một huy hiệu in cờ đỏ sao vàng.
Ngày 19 tháng 12 năm 1946, thực dân Pháp chiếm đóng kinh thành Huế, Nam Phương Hoàng Hậu đưa các con chuyến tới sống tại khách sạn Morin khách sạn duy nhất tại kinh thành Huế để chờ cơ hội sang Pháp
Ngày 1 tháng 1 năm 1947 bà đưa các con sang pháp để tránh chiến tranh tại Việt Nam, Nam Phương Hoàng Hậu sinh sống tại Pháp tới cuối đời với khối tài sản lớn mà cha cô để lại cho cô.
Ngày 15 tháng 9 năm 1963 Nam Phương qua đời vì bệnh tại Pháp. Đám tang của bà Nam Phương được cử hành theo nghi thức đạo Công giáo vào 12h trưa ngày 18 tháng 9 năm 1963. Đám tang không có sự tham gia của cựu hoàng Bảo Đại, chỉ có các Hoàng tử, Công chúa và một số bạn bè thân thiết của gia đình.
2. Hoàng Hậu Nam Phương viết lá thư đánh ghen 66 chữ gửi người tình của vua Bảo Đại
2.1. Sự thất hứa của vua Bảo Đại với Hoàng Hậu Nam Phương
Tháng 9 năm 1945, Sau khi thoái vị vua Bạo Đại ra Hà Nội nhận chức “Cố vấn tối cao” trong chính phủ. Và cũng từ đây lời hứa son sắc thủy chung một lòng, sống chung thủy của vua Bảo Đại với Nam Phương Hoàng Hậu cũng bay theo gió. Vua Bảo Đại bắt đầu thay long đổ dạ, tìm tới những người con gái khác và trong đó có người tình Lý Lệ Hà.
Lý Lệ Hà sinh ra và lớn lên tại Lạch Tray, Hải Phòng. Thời ấy bà từng là một trong hai vũ nữ nổi tiếng nhất đất Hà Thành. Năm 1938 cuộc thi hoa hậu đầu tiên của Việt Nam được tổ chức với điều kiên mặc áo lụa Hà Đông, cuộc thi còn được mọi người thường gọi cuộc thi hoa hậu áo lụa Hà Đông, Lý Lệ Hà đã xuất sắc giành giải hoa khôi. người gần như công khai qua lại, đi với nhau tới những buổi tiệc tùng vui chơi hàng đêm bất chập việc dị nghị của mọi người.
Cùng lúc ấy vua Bảo Đại còn quen thêm thứ phi Mộng Điệp một người con gái quê Bắc Ninh. Hai người quen nhau tại sân tenis và về sống chung trong ngôi nhà tại đường Trần Hưng Đạo. Một thời gian dài vua Bảo Đại có song song hai mối tình trên đất Hà Thành
Ít lâu sau, vào tháng 3/1946, Bảo Đại đi Trung Quốc rồi sang Hong Kong sinh sống cùng người tình Lý Lệ Hà, từ bỏ đất nước. Xa rời Nam Phương Hoàng Hậu và các con.
2.2. Lá thư đánh ghen 66 chữ Nam Phương Hoàng Hậu viết gửi người tình của chồng xúc tích ngắn gọn nhưng đầy ẩn ý
Khi Nam Phương Hoàng Hậu biết tin vua Bảo Đại bỏ sang Hong Kong sinh sống cùng người tình, Nam Phương Hoàng Hậu đã vô cùng tức dận đau lòng và chua sót. Bà đã việt một lá thư chỉ dài 66 chữ gửi cho người tình của chồng là Lý Lệ Hà:
” Em Lý Lệ Hà thân quý. Chị ở xa đức cựu hoàng hàng mấy vạn dặm trùng dương, nhưng chị biết rằng em đang hết lòng hết sức chăm sóc cựu hoàng ở Hong Kong. Chị cầu mong lịch sử mai đây không buông rơi cựu hoàng, còn gặp lại nhau. Đức Từ Cung thái hậu và chị trọn kiếp nhớ ơn em. Chị Nam Phương.”
Lá thư chỉ vọn vẹn 66 chữ nhưng lại thể hiện rất nhiều điều nằm trong đó. Tuy rằng vua Bảo Đại trăng hoa ông bướm bên ngoài, tình địch ngang nhiên công khai theo và sinh sống cùng chồng tại nơi xa, nhưng trong thư thư bà không một lời oán thán, trách móc hay một lời chửi bới gay gắt. Nam Phương Hoàng Hậu còn nói lời cảm ơn tới Lý Lệ Hà vì đã thay mình chăm sóc cựu hoàng ở nơi xứ người.
Và cũng chỉ ít lời nhẹ nhàng, ngắn gọn xúc tích Nam Phương Hoàng Hậu cũng đã nhắc nhở Lý Lệ Hà về vị trí và danh phận mình dù có ở bên và chăm sóc vua Bảo Đại tới bao nhiêu đi nữa.
Không biết lá thư ảnh hưởng tới suy nghĩ của Lý Lệ Hà tới cỡ nào mà bà đã giữ lá thư như một món đồ kỉ vật trâm quý suốt nửa thế kỉ. Lý Lệ Hà cũng đưa lá thư chất chứa nỗi niềm của Nam Phương Hoàng Hậu chung thủy son sắc một lòng với chồng
Khi vua Bảo Đại cùng người tình công khai qua lại và tham gia tiệc tùng qua ngày suốt tháng thì Nam Phương Hoàng Hậu cũng không ra Hà Nội ” đánh ghen” dành lại chồng mặc dù bà vô cùng tức giận và chua xót
Do quen thói ăn chơi, cựu hoàng không chịu được thiếu thốn, nên nhờ ông Hòe về Huế gửi cho vợ một bức thư xin tiền. Chiều hôm đó khi ông Phạm Khắc Hòe đến lấy thư trả lời, hoàng hậu nhỏ nhẹ nói: “Ông Hoè! Chắc ông biết tôi rất tin ông, quý trọng ông, trước cũng như nay. Cho nên tôi muốn ông cho biết tất cả sự thật về việc ông Vĩnh Thuỵ mê con Lý “.
Bà cũng muốn ra Hà Nội sum họp, nhưng sợ làm tốn kém thêm cho chính phủ, lại làm cho cựu hoàng bị gò bó, nên bà bảo ông Hòe: “Thôi! Tôi đành chịu đựng riêng một mình để cho người ta vui sướng”. Rồi bà gửi cho chồng số tiền mà ông ta đòi hỏi. Ông Hòe cũng kể, không biết Nam Phương viết những gì trong thư mà khi đọc, mặt Bảo Đại cứ tái dần đi.
Chính sự kiêu hãnh của một người con gái có học thức, nhận rõ vị trí và trách nhiệm của mình mà Nam Phương Hoàng Hậu đã lựa chọn nhẫn nhịn chịu đựng một mình và không cần giành giật chồng bằng bất cứ thủ đoạn nào.
Nam Phương Hoàng Hậu lặng lẽ sống cùng đức Từ Cung và các con tại cung An Định một lòng chăm lo cho các con và mẹ chồng.
3. Lời Kết
Trong suốt cuộc đời của mình có lẽ quãng thời gian yên bình, hạnh phúc nhất của Nam Phương Hoàng Hậu chính là thời gian sống cùng gia đình cụ Nguyễn Hữa Hào. Từ khi cưới vua Bảo Đại cuộc đời bà gặp vô vàn sóng gió xảy ra, cuộc sống hôn nhân cũng chỉ trọn vẹn được 10 năm từ 1934 tới 1945.
Suốt cuộc đời mình Hoàng Hậu Nam Phương luôn giữ vũng lời hứa sắc son chung thủy vợ chồng, dù sau này vua Bảo Đại có chạy theo các cuộc tình mới, Nam Phương Hoàng Hậu sống một mình nhưng trong những buổi tiệc hay đi tắm, bà không đi cùng một người đàn ông nào.
Được sang Phương Tây du học từ nhỏ và theo đạo Công giáo nhưng suốt thời gian tại Việt Nam, Nam Phương Hoàng Hậu đều chung thủy sắc son với tà áo dài truyền thống. Có thể nói Nam Phương Hoàng Hậu như là đại sứ thời trang đầu tiên của tà áo dài Việt Nam
Mong rằng bài viết có thể cung cấp thêm một vài thông tin bổ ích dành cho bạn và còn nhiều điều bổ ích khác chờ đợi khám phá
Hãy nhấn Follow Fanpage củal TA trave để không bỏ lỡ những thông tin hấp dẫn nhé!
Fanpage TA Travel Đà Lạt (Click để xem chi tiết)
Nếu việc di chuyển của du khách gặp khó khăn về phương tiện. Hay ngại việc tìn đường và di chuyển các bạn có thể lựa chọn thăm quan qua các tour du lịch đi trong ngày.
Dưới đây là một số tour du lịch trong ngày các bạn có thể tham khảo và lựa chọn
- Tour Đà Lạt 1 ngày lạc lối thành phố hoa chỉ từ 450.000/1 khách (Click để xem chi tiết)
- Tour Check in Đà Lạt những địa điểm hot nhất 2023 giá chỉ từ 450.000/ 1 khách (Click để xem chi tiết)
- Tour 1 ngày chinh phục núi Langbiang Đà Lạt giá chỉ từ 400.000/1 khách (Click để xem chi tiết)
- Tour Tham quan sở thú Zoodoo Đà Lat giá chỉ từ 500.000/1 khách (Click để xem chi tiết)
- Tour cồng chiêng Đà Lạt giá chỉ từ 350.000/1 khách (Click để xem chỉ tiết)